Nếu gia đình bạn đang sử dụng bếp từ thì việc sửa chữa bếp từ tại nhà khi gặp các lỗi cơ bản sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí mang tới các đơn vị sửa chữa. Vì vậy, trong bài viết này Phong Cách Nhật sẽ cùng bạn tìm hiểu về các lỗi bếp từ thường gặp phải và cách khắc phục ngay tại nhà.
Những lỗi bếp từ thường gặp và cách sửa chữa bếp từ tại nhà
Trong quá trình sử dụng bếp từ sẽ thường xuyên xảy ra các lỗi cơ bản đến phức tạp. Vì vậy để xác định được rằng bạn có nên sửa chữa bếp từ tại nhà hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây lỗi bếp từ. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản mà bếp từ hay gặp:
1. Lỗi bếp từ không nhận nồi
Nguyên nhân
Trường hợp bếp từ không nhận nồi có thể đến từ hai nguyên nhân chính:
- Đặt nồi sai vị trí: Việc đặt nồi chưa khớp vào vị trí nấu hoặc chưa tiếp xúc với mặt bếp cũng có thể khiến bếp từ không nhận nồi và không hoạt động được
- Sử dụng loại nồi không tương thích với bếp: Do nguyên lý hoạt động đặc biệt của bếp từ nên bạn phải sử dụng nồi có đáy nhiễm từ thì mới có thể sử dụng được.
- Ngoài ra việc đặt nồi có kích thước quá lớn hay quá nhỏ so với vùng nấu trên bếp từ cũng có thể khiến bếp từ không nhận nồi. Hãy xem xét kỹ loại nồi bạn sử dụng đã có kích cỡ chất liệu tương thích với bếp từ hay chưa nhé.
Cách sửa chữa tại nhà
Cách sửa lỗi này vô cùng đơn giản và có thể sửa chữa bếp từ tại nhà, bạn chỉ cần điều chỉnh lại vị trí của nồi vào đúng vùng nấu trên bếp từ. Hoặc bạn cần xem lại loại nồi đang sử dụng có phải nồi có đáy nhiễm từ hay không. Nên nhớ hãy chọn loại nồi có kích cỡ phù hợp với vùng nấu để tránh tình trạng bếp từ không nhận nồi nhé!
2. Lỗi bếp từ không vào điện
Nguyên nhân
Khi gặp tình trạng bếp từ không vào điện, có khả năng bếp từ đang gặp một số các vấn đề dưới đây:
- Cầu chì bếp bị hỏng: Bếp từ sẽ không vào điện khi cầu chì của bếp bị đứt hoặc hỏng.
- Sò công suất của bếp bị hỏng: Đây là một bộ phận trung tâm của bếp từ, nếu sò công suất bị hỏng sẽ không tạo ra từ trường để làm nóng nồi được.
- Nguồn điện đầu vào không ổn định: Việc bộ điều hợp nguồn điện của bếp bị hỏng hoặc điện áp ở ổ cắm không tương thích có thể dẫn đến một số lỗi kỹ thuật khiến bếp không thể hoạt động.
Cách sửa chữa tại nhà
Đối với trường hợp cầu trì bị hỏng, bạn có thể kiểm tra và tự mua cầu chì tương thích với bếp từ để có thể tự thay thế và sửa chữa bếp từ tại nhà tại nhà. Hoặc bếp từ không vào điện do nguyên nhân nguồn điện áp đầu vào không tương thích thì bạn có thể thay đổi sang một nguồn điện phù hợp với bếp theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Còn đối với trường hợp bếp từ bị hỏng sò công suất thì bạn cần phải liên hệ với đội ngũ kỹ thuật hoặc nhân viên sửa chữa có kinh nghiệm để có thể kiểm tra và thay thế một cách an toàn.
3. Lỗi bếp từ tự đóng ngắt liên tục
Nguyên nhân
Lỗi bếp từ tự động đóng ngắt liên tục có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính bạn cần lưu ý:
- Lỗi bộ phận quạt tản nhiệt: Quạt tản nhiệt giữ vai trò bảo vệ các bộ phận và linh kiện bên trong bếp từ khi bị quá nhiệt và giúp điều chỉnh nhiệt độ của mạch điện. Nếu quạt tản nhiệt bị hỏng, nhiệt độ của bếp tăng cao sẽ khiến bếp từ tự động ngắt để bảo vệ các bộ phận khác.
- Con trở bị hỏng: Con trở là một bộ phận giúp điều khiển dòng điện và công suất của bếp từ. Khi con trở bị hỏng, bếp từ sẽ không hoạt động hoặc có thể khiến người dùng bị giật.
Cách sửa chữa tại nhà
Đối với các lỗi trên ở bếp từ, nếu không có kinh nghiệm và hiểu biết về bếp từ thì bạn không nên sửa chữa bếp từ tại nhà. Bạn nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật hoặc nhân viên sửa chữa có kinh nghiệm để có thể kiểm tra và thay thế một cách an toàn.
4. Lỗi cảm ứng của bếp từ không hoạt động
Nguyên nhân
Khi bếp từ hoạt động mà gặp phải tình trạng lỗi cảm ứng của bếp không hoạt động và không bấm được thì có thể do một vài nguyên nhân dưới đây:
- Chức năng khóa an toàn đang bật: Chức năng này sinh ra để khóa toàn bộ các nút điều khiển trên bếp từ để tránh tình trạng nhà có trẻ nhỏ nghịch bếp. Có thể bạn sẽ vô tình bật chức năng này lên trong quá trình sử dụng khiến cảm ứng bếp không hoạt động nữa.
- Do tay ướt hoặc bề mặt bếp có nước: Nhiều người có thói quen vừa rửa thực phẩm vừa nấu ăn dẫn đến tình trạng tay ướt và sẽ làm giảm độ nhạy khi sử dụng bếp từ cảm ứng.
Cách sửa chữa tại nhà
Bạn cần kiểm tra kỹ lại xem có đang bật chế độ khóa an toàn đối với trẻ em hay không. Nếu chức năng này đang bật thì bạn hãy tắt bằng cách giữ nút khóa từ 3 – 5 giây hoặc giữ biểu tượng chữ P (hoặc L) trong khoảng 3 giây.
Bạn cũng nên lau tay thật khô trước khi sử dụng bếp từ để tránh tình trạng không bấm được phím cảm ứng của bếp.
Nguyên Nhân Bếp Từ Không Lên Nguồn Và Cách Khắc Phục Chi Tiết
Lưu ý khi sửa chữa bếp điện từ tại nhà
Việc sửa chữa bếp từ tại nhà cũng cần có những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sửa chữa và bảo vệ bếp từ được hoạt động một cách tốt nhất.
- Ngắt nguồn điện trước khi sửa: Trước khi bắt đầu sửa chữa bếp từ tại nhà, hãy đảm bảo bếp điện từ đã được ngắt nguồn điện hoàn toàn bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
- Sử dụng công cụ cách điện: Đảm bảo bạn sử dụng các công cụ được cách điện tốt để tránh nguy cơ bị điện giật.
- Tìm hiểu qua hướng dẫn sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bếp để hiểu rõ cấu tạo và các vấn đề phổ biến mà bạn có thể tự khắc phục được.
- Những vấn đề phức tạp: Nếu bạn không có kinh nghiệm chuyên môn hoặc hiểu biết về bếp từ thì khi sửa chữa bếp từ tại nhà gặp các vấn đề phức tạp liên quan đến mạch điện tử, bo mạch chủ hoặc các linh kiện phức tạp khác bạn nên gọi đội ngũ kỹ thuật hoặc nhân viên sửa chữa có kinh nghiệm.
- Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ các linh kiện và dây điện để phát hiện sớm các lỗi tiềm ẩn của bếp từ.
Kết luận
Trên đây là thông tin về những lỗi cơ bản bếp từ hay gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bếp từ của gia đình bạn đang gặp những lỗi như ở trên thì bạn có thể tham khảo các cách sửa chữa bếp từ tại nhà mà Phong Cách Nhật gợi ý nhé! Hy vọng những thông tin mà Phong Cách Nhật đã cung cấp ở trên sẽ hữu ích với bạn!
Theo dõi Youtube của Phong Cách Nhật để biết thêm nhiều thông tin hay ho về Phong Cách Nhật!