Đồ nội địa Nhật nói chung và Bếp Từ đến từ các thương hiệu Nhật có lẽ đã không quá xa lạ với những chị em nội trợ Việt Nam. Và không có điều gì nghi ngờ về chất lượng của các sản phẩm đến từ đất nước mặt trời mọc.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do vấn đề về ngôn ngữ nên đa phần chị em Việt Nam có thói quen sử dụng bếp từ chưa đúng cách dẫn đến tuổi thọ của máy bị giảm. Vì thế hôm nay Phong Cách Nhật sẽ tổng hợp những lưu ý khi sử dụng bếp từ để tăng tuổi thọ của các dòng sản phẩm đến từ các thương hiệu Nhật Bản nhé.
Nguồn điện của Bếp Từ Nhật
Các bếp từ Nhật nội địa sẽ có nguồn điện khác biệt (thường là 100 – 200 V) và không phù hợp khi sử dụng tại Việt Nam. Muốn sử dụng bếp từ nội địa Nhật cần trang bị biến áp để tránh chập cháy hay nhanh hư hỏng bếp.
Bếp từ Nhật hiện tại có một số dòng dành cho xuất khẩu (như bếp từ Panasonic) sử dụng điện áp 220 V thích hợp sử dụng ở Việt Nam nên bạn có thể lựa chọn.
Vì vậy, nếu người dùng không chú ý tới đặc điểm này, tùy ý sử dụng bếp từ Nhật khi mua về mà không kiểm tra cụ thể điện áp sử dụng sẽ khiến bếp hư hỏng nhanh chóng, thậm chí bị chập cháy bếp và đôi khi còn khiến gặp sự cố nguy hiểm về điện khi sử dụng.
Khi không sử dụng có nên ngắt aptomat bếp?
Người dùng bếp từ Nhật Bản luôn nhận được khuyến cáo không tắt aptomat (rút dây điện nguồn, tắt nguồn bếp) ngay sau khi tắt bếp. Bởi lẽ khi bạn vừa tắt bếp, bếp vẫn còn tiếp tục hoạt động để quạt gió ở bên dưới mặt kính bếp sẽ làm mát các linh kiện điện tử bên trong.
Vậy khi nào chúng ta có thể ngắt aptomat, tắt nguồn bếp từ hoàn toàn? Sau khi quạt gió bếp đã ngừng thì bạn đã có thể tắt nguồn bếp. Bạn cũng nên tắt nguồn bếp khi: đi vắng lâu ngày, không sử dụng trong thời gian dài, khi lau chùi mặt kính bếp. Còn đối với gia đình sử dụng bếp hàng ngày để đun nấu, chỉ cần tắt nguồn bếp vào ban đêm khi đi ngủ.
Lưu ý công suất tiêu thụ của bếp
– Vì công suất của bếp từ Nhật tương đối lớn nên cần kiểm tra kỹ hệ thống điện trong nhà bạn để đảm bảo công tơ điện chịu được tổng công suất điện tiêu thụ (kể cả bếp từ và các thiết bị) nhằm đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng.
– Nên sử dụng ổn áp nếu điện áp nhà bạn không ổn định.
– Không nên để bếp hoạt động ở công suất tối đa vì bếp có thể sinh nhiệt lượng lớn và nhanh trên nồi chảo, dễ gây cháy thức ăn.
Không sử dụng bếp từ Nhật thường xuyên
Nhiều gia đình sử dụng cùng lúc bếp từ Nhật với các loại bếp nấu khác như bếp gas và hạn chế sử dụng bếp từ Nhật vì cho rằng như thế sẽ giúp bếp lâu hư hỏng hay xuống cấp hơn.
Tuy nhiên, với môi trường độ ẩm cao như khí hậu Việt Nam, nếu bếp để quá lâu không sử dụng sẽ làm cho linh kiện bên trong bị hơi ẩm, có thể ảnh hưởng đến các mạch điện bên trong và gây sự cố hỏng hóc không mong muốn.
Vì vậy nếu không muốn sử dụng hoàn toàn khi nấu nướng thì thi thoảng cũng nên dùng bếp để nấu nước hay hâm nóng đồ ăn…
Lưu ý về vị trí lắp đặt bếp từ Nhật
– Cần đặt bếp cách tường tối thiểu 15 cm và cách xa các vật khác ít nhất 5 cm (nhất là các vật dụng bắt nhiệt, bắt từ) để tạo vị trí thông thoáng, an toàn cho bếp khi hoạt động.
– Bếp từ Nhật và bếp từ nói chung không để gần các vật hay các nơi nóng, có hơi nước để tránh ẩm mốc các linh kiện và nguy hiểm về điện. Môi trường sử dụng bếp an toàn là từ 10 độ C đến 40 độ C.
Chọn dụng cụ nấu thích hợp
Bếp từ có khả năng làm nóng nhanh vì vậy bạn nên sử dụng những dụng cụ nấu cách nhiệt và không nhiễm từ như đũa muỗng bằng gỗ, inox 201…
Không nên sử dụng các vật dụng có cán tay cầm bằng kim loại khi nấu vì nó có thể khiến bạn bị bỏng, còn các vật dụng bằng nhựa thì có thể dễ bị nóng chảy.
Chọn dụng cụ nấu thích hợp
Bếp từ có khả năng làm nóng nhanh vì vậy bạn nên sử dụng những dụng cụ nấu cách nhiệt và không nhiễm từ như đũa muỗng bằng gỗ, inox 201…
Không nên sử dụng các vật dụng có cán tay cầm bằng kim loại khi nấu vì nó có thể khiến bạn bị bỏng, còn các vật dụng bằng nhựa thì có thể dễ bị nóng chảy.
Vệ sinh
Để bếp từ hoạt động hiệu quả cần vệ sinh đáy nồi chảo sạch sẽ trước khi nấu, đảm bảo chúng không có cặn bẩn hay thức ăn thừa bám dính vào làm cản trở khả năng nhiễm từ và sinh nhiệt.
Để vệ sinh bếp: sau khi dùng xong cần chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất rồi tắt công tắc nguồn, lấy nồi xuống rồi mới vệ sinh bếp.
Dùng vải mềm ẩm tẩm một ít nước tẩy rửa trong nhà bếp để lau chùi mặt bếp. Không dùng hóa chất mạnh, dầu hỏa, bàn chải hay miếng chùi rửa kim loại… để lau chùi bếp và không nên dội nước trực tiếp lên bếp.
Nên bảo quản bếp trong hộp hay bao bì sạch khi không dùng trong thời gian dài để tránh hư hại.
Trên đây là một trong những lưu ý của Phong Cách Nhật dành cho các chị em nội trợ Việt Nam để có thể gia tăng tuổi thọ của căn bếp điện từ cũng như là chế hư hỏng trong quá trình sử dụng.