Trong những ngày hè nóng bức, việc sở hữu một chiếc điều hòa là không thể thiếu đối với hầu hết các gia đình. Nhưng ít ai biết cách dùng điều hòa tiết kiệm điện bởi điều hòa là một thiết bị vô cùng tiêu tốn điện năng nếu không sử dụng đúng cách. Vậy sử dụng như thế nào mới cải thiện việc tiêu tốn điện năng của điều hòa? Bài viết này Phong Cách Nhật sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Lựa chọn điều hòa phù hợp với kích thước phòng
Việc lựa chọn một chiếc điều hòa phù hợp với kích thước của phòng là một trong những cách dùng điều hòa tiết kiệm điện năng đơn giản nhất. Nếu bạn chọn một chiếc điều hòa quá lớn so với kích thước của phòng, máy sẽ hoạt động không hiệu quả và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Ngược lại, một chiếc điều hòa quá nhỏ có thể phải hoạt động liên tục, tăng công suất để duy trì nhiệt độ mong muốn, việc này cũng gây tốn nhiều điện năng.
Để chọn điều hòa phù hợp, bạn nên xác định diện tích của phòng mình cần làm mát và tìm một chiếc điều hòa có khả năng làm mát phù hợp với diện tích đó
Đóng kín cửa khi đang bật điều hòa
Đây là một cách dùng điều hòa tiết kiệm điện năng nhất mà ai cũng cần phải biết. Đó là hãy đóng kín cửa khi đang sử dụng điều hòa, bởi vì như vậy sẽ giúp cho không khí mát được giữ lại trong phòng và không để nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào. Khi cửa và cửa sổ được đóng chặt, máy điều hòa sẽ không phải làm việc cường độ cao hơn để duy trì nhiệt độ trong phòng ổn định. Điều này giúp tiết kiệm điện năng và làm cho máy hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nếu có cửa sổ hoặc cửa cần mở để lấy không khí từ bên ngoài (ví dụ như cửa sổ cho thông gió), hãy đảm bảo rằng điều hòa được tắt hoặc chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng khi bạn làm điều này, để tránh tiêu tốn năng lượng không cần thiết.
Xem thêm: Chế Độ Hút Ẩm Của Điều Hòa Là Gì? Sử Dụng Như Thế Nào Cho Hiệu Quả
Không bật hoặc tắt điều hòa liên tục
Nếu bạn để điều hòa hoạt động liên tục cả ngày mà không tắt đi có thể làm tiêu tốn khá nhiều điện năng. Tuy nhiên, việc bật hay tắt điều hòa liên tục trong một thời gian ngắn cũng không phải là một cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện.
Lý do là khi bạn tắt điều hòa, nhiệt độ trong phòng sẽ tăng lên và khi bạn bật lại nó, điều hòa sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn để làm mát không khí và đưa nhiệt độ trở lại mức mong muốn. Quá trình này có thể tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với việc duy trì một nhiệt độ ổn định trong thời gian dài.
Do đó, một cách dùng điều hòa tiết kiệm điện hơn là duy trì một nhiệt độ ổn định trong phòng bằng cách điều chỉnh điều hòa để hoạt động ở mức độ mà bạn cảm thấy thoải mái và sau đó giữ nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. Điều này giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm điện năng.
Sử dụng tính năng hẹn giờ Tắt/Bật
Hầu hết trên các loại điều hòa hiện nay đều được tích hợp tính năng hẹn giờ Tắt/Bật, nhưng có rất nhiều người không chú ý và không sử dụng tới tính năng này bao giờ.
Sử dụng tính năng này thực sự là một cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện tốt. Bởi khi đi ngủ nhiều người có thói quen bật điều hòa cả đêm để tới sáng khi thức dậy mới tắt đi. Tuy nhiên thời gian vào ban đêm sẽ giảm nhiệt độ và cơ thể con người khi ngủ thân nhiệt cũng sẽ hạ xuống. Nếu bật điều hòa cả đêm sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc khiến giấc ngủ không được ngon giấc. Vậy nên sử dụng tính năng hẹn giờ Tắt/Bật trên điều hòa có thể giúp ích cho giấc ngủ của bạn và còn tiết kiệm điện năng.
Nếu bạn còn đang thắc mắc rằng máy lạnh mở chế độ nào tiết kiệm điện nhất thì có thể cân nhắc sử dụng chế độ hẹn giờ Tắt/Bật này.
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện – Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Khi sử dụng điều hòa, nhiều người có thói quen điều chỉnh nhiệt độ tới mức thấp nhất để làm lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên đây không phải một cách dùng điều hòa tiết kiệm điện bởi việc này sẽ gây ra tình trạng điều hòa phải tiêu hao điện năng quá nhiều. Việc điều chỉnh một mức nhiệt độ phù hợp với không gian sẽ giúp bạn thoải mái hơn và không gây tốn nhiều điện năng. Nếu bạn chưa biết để mức nhiệt độ nào là phù hợp thì có thể lựa chọn một sản phẩm điều hòa có tích hợp chế độ Auto sử dụng cảm biến nhiệt.
Chế độ Auto của điều hòa có tiết kiệm điện hay không?
Chế độ Auto của điều hòa là tính năng giúp điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quay của quạt gió trong phòng thông qua việc sử dụng cảm biến nhiệt độ thông minh. Một số máy điều hòa hiện nay đã được tích hợp tính năng hiện đại này, nó có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ để duy trì một mức độ thoải mái mà không cần tiêu tốn quá nhiều điện năng.
Ngắt công tắc điện của điều hòa khi không sử dụng
Rất nhiều người có thói quen tắt điều hòa chỉ tắt ở bảng điều khiển (remote) của điều hòa và nghĩ rằng khi tắt như vậy điều hòa sẽ không tốn điện năng được. Tuy nhiên trên thực tế lại cho thấy rằng nếu bạn chỉ tắt máy điều hòa mà không ngắt nguồn cung cấp điện của chúng thì vẫn có thể tiêu hao điện lên tới 15W.
Tuy đây không phải là cách dùng điều hòa tiết kiệm điện năng một cách tốt nhất nhưng cũng góp phần giảm phần nào điện năng tiêu hao trong vòng một tháng của gia đình bạn.
Xem ngay: Top 7 App Điều Khiển Điều Hòa Bằng Điện Thoại Dễ Sử Dụng Nhất
Vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện bằng việc vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ, tuy không trực tiếp giúp tiết kiệm điện năng nhưng nó có thể giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng.
Bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra các bộ phận chính của điều hòa như máy nén, hệ thống làm lạnh và các bộ phận khác để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay để tránh tình trạng máy hoạt động không hiệu quả và tiêu tốn năng lượng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về cách dùng điều hòa tiết kiệm điện mà tôi đã đúc kết được sau trải nghiệm 7 năm dùng điều hòa. Nếu bạn áp dụng các cách sử dụng điều hòa như trên thì không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giúp chiếc điều hòa trong gia đình bạn hoạt động được bền bỉ và lâu hỏng hơn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ trên hữu ích với bạn trong việc tìm kiếm một giải pháp giúp điều hòa tiết kiệm điện hơn.
Theo dõi Youtube của Phong Cách Nhật để biết thêm nhiều thông tin hay ho về Phong Cách Nhật!